Header Ads

header ads

Quy trình vận hành phòng giặt sấy là hiệu quả cho khách sạn

Thiết lập quy trình giặt luôn là công việc quan trọng. Một quy trình hợp lý giúp kiểm soát được chất lượng đồ giặt, tiết kiệm nhân công và tăng hiệu quả khi sử dụng máy. Thông thường một quy trình giặt sẽ được thiết lập như sau:



Quy trình giặt cho khách sạn

Bước 1: Thu gom đồ bẩn

Đồ bẩn từ mọi nguồn trong khách sạn được gom về bộ phận giặt ủi. Các bộ phận thường xuyên có phát sinh nhu cầu giặt phải kể đến như: phòng ngủ, phòng tắm, khu vực ăn uống, massage, bể bơi, đồ của nhân viên khách sạn cũng như đồ của khách. Việc thu gom đồ cần tránh làm đồ bị bẩn thêm. 
Lưu ý: Đối với phòng khách sạn không sử dụng thì sau 4-5 ngày cũng nên mang đi giặt. 

Gom đồ trong khách sạn

Bước 2: Phân loại đồ, Tẩy điểm

Phân loại đồ

Sau khi đồ được chuyển về, cần tiến hành phân loại đồ luôn. Việc phân loại mang lại nhiều lợi ích. Giúp tiết kiệm chi phí điện, nước, hóa chất…và giúp đồ sau giặt đạt chất lượng cao nhất. 

Các cách thức phân loại đồ như sau: 


+ Phân loại theo chất liệu: Khăn - Hấp thụ nước nhiều hơn; Ga (Chứa nhiều sợi Nilon) hấp thụ nước ít hơn. Chất liệu làm quần áo (đồ mặc hằng ngày, sơ mi, len, dạ , nhung, nỉ, da, đồ lông vũ...) 

+ Phân loại theo mức độ bẩn: Chia đồ bẩn ít riêng, đồ bẩn nhiều riêng để tránh giây vết bẩn vào nhau, tránh việc phải giặt lại đồ. 

+ Phân loại theo loại vải, màu sắc. Nên giặt đồ trắng riêng, đồ màu riêng, tránh loang màu giữa các đồ cần giặt. 

+ Phân loại theo SIZE sản phẩm, đồ to riêng, đồ nhỏ riêng (Khăn nhỏ giặt riêng, khăn to giặt riêng, chăn ga giặt riêng...) 

+ Phân loại theo trọng lượng đồ giúp cân bằng đồ trong lồng giặt (đặc biệt với máy lồng treo, khi giặt đồ hỗn hợp dễ bị lệch lồng dẫn tới biên độ rung của lồng trong quá trình giặt lớn khi đó cảm biến độ rung hoạt động có thể báo lỗi và dừng máy. 

+ Phân loại đồ thể hiện sự chuyên nghiệp khi khách hàng ghé thăm. 

Tẩy điểm:


- Xử lý trước các vết bẩn (tẩy điểm): Trước khi cho đồ vào máy giặt, bạn hãy kiểm tra xem có vết bẩn như dầu mỡ hay dầu không. Thông thường, với đồ trong khách sạn, các vết bẩn cứng đầu cần được xử lý trước khi cho vào máy giặt đó là: vết bẩn do thức ăn, đồ uống, vết son, vết xi giầy, vết máu…Cần loại bỏ các vết bẩn này trước bằng cách sử dụng hóa chất làm sạch chuyên dụng. Chỉ sử dụng chất tẩy rửa và hóa chất tẩy rửa tại thời điểm giặt, để tiết kiệm thời gian và công sức.

Bước 3: Giặt - vắt

Phụ thuộc vài từng nhóm vải đã phân loại, bạn cần cài đặt các chương trình riêng cho phù hợp để đạt hiệu quả tối ưu nhất, cân đối về thời gian giặt, lượng hóa chất sử dụng trong mỗi mẻ khác nhau. Các yếu tố chính ảnh hưởng tới chất lượng giặt trong bước này bao gồm: 

+ Hóa chất sử dụng: với khách sạn tiêu chuẩn 4 sao, 5 sao có yêu cầu cao về chất lượng đồ sau giặt nên hóa chất thông thường sẽ được chỉ định chọn loại có chất lượng cao, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng… 

+ Thời gian giặt. 

+ Nhiệt độ: với đồ trong khách sạn thường là đồ trắng, có mức độ bẩn nhiều, do đó thường sẽ chọn chế độ giặt nước nóng để đạt chất lượng tốt nhất. 

+ Nguồn nước sử dụng: do đồ trắng chiếm tỷ trọng lớn trong đồ cần giặt của khách sạn, do đó yêu cầu nguồn nước phải là nước máy. Nếu là nước giếng khoan thì yêu cầu đã qua hệ thống lọc. 

+ Tác động cơ học của máy giặt. 

+ Cuối cùng là quy trình thao tác của người làm: nhân viên làm việc trong phòng giặt cần có kinh nghiệm, có tay nghề hoặc phải đã qua đào tạo, để việc giặt đồ được thực hiện đúng quy trình, đảm bảo chất lượng đồ cần giặt, không làm hỏng đồ. 

Lưu ý: Ngoài việc đã cài đặt chương trình giặt cũng như hóa chất sử dụng, bạn cần lưu ý một số điểm sau: 

+ Cần cân vải trước khi cho vào lồng giặt, quan sát bằng mắt để đảm bảo không đưa đồ vào quá nhiều. 

+ Đối với chất liệu hút nước nhiều như chất liệu Cotton thì cân tăng 115 -130 % công suất máy. 

+ Đối với chất liệu hút nước ít thì cân khoảng 90-95% công suất máy. 

+ Đối với chất liệu 100% Nilon thì chỉ cân khoảng 80-90% công suất máy. 

+ Khi tiến hành cấp nước lần 1, bạn cần quan sát thấy độ hở ở trong lồng khi nhìn qua cửa kính theo hướng 4-11h thấy khoảng trống khoảng 20% là được. Bên cạnh đó, bạn cần lắng nghe tiếng va đập của nước ở trong lồng. 

+ Không nên lạm dụng nước giặt, nước xả và chất tẩy quá nhiều trong quá trình giặt vì ảnh hưởng đến chất lượng cũng như tuổi thọ của vải.

Bước 4: Sấy - Là

Sấy, là đồ trong khách sạn

Sấy: Sau khi giặt xong, đồ sẽ chuyển sang máy để sấy. Sấy đồ có ba tác dụng chinh: làm khô đồ, làm tơi xốp đồ và làm sạch đồ. Phụ thuộc vào từng nhóm vải cần cài đặt chương trình sấy với thời gian và nhiệt độ sấy khác nhau để đảm bảo đồ vải sau khi sấy không bị quá khô hay vải bị co, cháy vải. cần tăng hạ nhiệt dần dần để tránh làm vải bị hư. Nên lưu ý, sấy ở nhiệt độ vừa phải, không quá thấp hay quá cao, thời gian sấy nên kéo dài ra. Cụ thể: Với những chất liệu vải như cotton thì chỉnh nhiệt độ cao, vải sợi tổng hợp thì sử dụng nhiệt độ thấp, nhiệt độ trung bình cho vải mỏng và sấy không cấp nhiệt cho vải có chất liệu bằng lông tơ hay lông mềm. 

Là: Đối với đồ cần phải là như Ga, khăn trải bàn, vỏ gối... thì cần giữ độ ẩm thích hợp sau khi giặt và sấy (thông thường độ ẩm còn lại sau khi sấy khoảng 18%) để khi đưa vào là đảm bảo cho đồ không bị nhăn, và sau khi là thì được khô luôn. Thông thường, với những khách sạn sử dụng máy giặt công công nghệ lồng treo có tốc độ vắt cao, giúp đồ khô 80%, thì các loại ga giường, khăn trải bàn, vỏ gối sẽ được chuyển thẳng qua khâu là mà không phải sấy.

Bước 5: Gấp - đóng gói đồ

Gấp, hoàn thiện đồ

Đồ vải sau khi hoàn thiện xong thì được gấp, xếp theo từng kích thước nhất định và đóng gói cẩn thẩn (nếu cần). Trong quá trình hoàn thiện, nhân viên cần chú ý kiểm tra chất lượng đồ thêm một lần cuối, giặt lại hoặc để riêng khi đồ chưa đảm bảo chất lượng.

Bước 6: Lưu kho

Quá trình lưu kho đồ sau giặt sấy là
Đồ vải sau khi được gấp và đóng gói cẩn thẩn sẽ chuyển vào lưu kho. Thời gian lưu kho tối thiếu là 24h trước khi chuyển sang sử dụng. Với đồ vải cần thời gian chờ để có được độ bông xốp của sợi vải là tốt nhất, về trạng thái ban đầu cuả vải. 

Trường hợp là khách hàng gửi đồ giặt thì cần đóng gói cẩn thận và trả hàng cho khách.

Bước 7: Chuyển đồ vào sử dụng

Chuyển đồ từ kho để đưa vào sử dụng. Nên lưu ý, chuyển đồ ra theo hình thức nhập trước - Xuất trước. Nghĩa là đồ nào giặt, lưu kho trước thì nên dùng trước cái nào nhập kho sau thì dùng sau.

Mọi thắc mắc xin liên hệ giải đáp: 0936.231.598 - Mr Trường An

Không có nhận xét nào

King Mart Laundry. Được tạo bởi Blogger.